[2024] Banchan (반찬) – Nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

banchan-nét độc đáo của ẩm thực hàn quốc

Khi đến những nhà hàng Hàn Quốc, chắc hẳn mọi người sẽ thấy rất nhiều món ăn kèm miễn phí đúng không nào? Những món ăn kèm đó được gọi là banchan (반찬). Những món ăn kèm được phục vụ rất chỉn chu, không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt khiến thực khách mãn nhãn. Banchan là điểm đặc trưng nhất của những quán ăn Hàn Quốc và nó cũng là điểm đặc trưng độc đáo của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Thông qua bài viết này, Deajin sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin cụ thể hơn và đầy đủ nhất về banchan (반찬) – Nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc..

Banchan (반찬) – Nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc
Banchan (반찬) – Nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

I. BANCHAN LÀ GÌ?

Banchan (반찬) hay còn được gọi là món ăn kèm. Đây là những món ăn được ăn cùng với cơm trắng trên mâm cơm kiểu Hàn Quốc. Trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, cơm là món ăn chính (주식) trong mọi bữa ănbanchan là những món ăn kèm (부식) giúp cho người Hàn ăn nhiều cơm hơn và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn.

adb685f2 0afb 4dd2 9d27 9f2b87392247Banchan là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc, từ những bữa cơm nhà mẹ nấu cho đến những bữa ăn cao cấp sang trọng đều có banchan kèm theo. Chính từ điều này, nó đã trở thành một trong những dấu ấn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc.

Ngoài ra, trong dân gian, người Hàn Quốc có câu tục ngữ “시장이 반찬이다” để diễn tả cho tầm quan trọng của banchan trong bữa ăn của người Hàn. Câu nói này mang ý nghĩa “khi người ta nhạt miệng, không muốn ăn thì những đĩa banchan đi kèm sẽ khiến cho món ăn mang nhiều hương vị hơn và kích thích người ta ăn thật ngon”.

 

II. ĐẶC TRƯNG CỦA BANCHAN 

Do nằm ở khu vực mà gạo là lương thực chính, Hàn Quốc cũng như các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có khái niệm về các món ăn kèm (banchan). Thế nhưng khác với các nước khác, số lượng banchan được bày trên bàn ăn ở Hàn Quốc lại có số lượng nhiều hơn và đa dạng các món hơn. Một bàn ăn cơ bản gồm cơm, canh, kim chi và tối thiểu 3 đĩa banchan bên cạnh. Do đó, kimchi không được xem là một loại banchan.

Từ xưa, các món banchan đã chịu nhiều sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như khẩu vị ăn uống đặc trưng của từng vùng miền, khí hậu, đất đai và kể cả lịch sử. Do đó, banchan sẽ mang đặc trưng riêng biệt của từng địa phương. Ngoài ra, các món banchan được hình thành và phát triển dựa trên tư tưởng “Dược thực đồng nguyên” và thuyết “Âm dương ngũ hành”. Do đó, người ta sẽ phân chia ra những món banchan đặc trưng cho từng mùa, từng mục đích khác nhau và cách sắp xếp các loại banchan trên bàn ăn Hàn Quốc cũng được quy định một cách nghiêm ngặt.

Từ sự phát triển của việc sản xuất hàng loạt sản phẩm lương thực và thực phẩm lên men cùng với sự phát triển đa dạng các cách chế biến khác nhau, các món banchan trở nên vô cùng đa dạng hơn với hàng trăm hàng nghìn món ăn khác nhau.

 

III. NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA BANCHAN 

Nguồn gốc của Banchan

Banchan được cho rằng được xuất hiện ở bán đảo Triều Tiên vào thời kỳ Tam quốc. Khi sự ảnh hưởng của Phật giáo tại nơi đây vô cùng to lớn và thịt trở thành thực phẩm bị cấm ăn. Banchan có một sự liên hệ vô cùng mạnh mẽ với nền nông nghiệp của bán đảo Triều Tiên lúc bấy giờ. Văn hóa banchan được bắt đầu và phát triển một cách vô cùng tự nhiên cùng với sự hình thành của đất nước và văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

Từ ngày xưa, ở bán đảo Triều Tiên, gạo là nguồn lương thực chủ yếu của người Triều Tiên cổ và đây cũng là món ăn chính. Thế nhưng, nếu chỉ ăn mỗi cơm thì không đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nhận thức được điều đó, người Triều Tiên đã sử dụng những nguyên liệu có sẵn và dễ tìm tại địa phương để chế biến thành những món banchan ăn cùng cơm trắng.

Chẳng hạn như đối với những địa phương gần biển thì những món banchan sẽ chủ yếu được làm từ hải sản hoặc cá. Còn các nơi ở đất liền, thịt là nguyên liệu chủ yếu để chế biến các món banchan. Do đó, banchan sẽ mang dấu ấn riêng biệt của từng địa phương.

Sự hình thành của Banchan

Đặc biệt, vùng Jeollado được nhiều người biết đến là địa phương đã sáng tạo ra nhiều món banchan nhất. Thậm chí, banchan ở vùng này đã được phát triển thành một văn hóa ẩm thực của khu vực và được gọi với cái tên “bàn ăn Jeollado” (전라도 밥상).

Banchan Nam bao ngu ngam tuong %EC%83%88%EC%86%A1%EC%9D%B4%EB%B2%84%EC%84%AF%EC%9E%A5%EC%A1%B0%EB%A6%BCVà qua thời gian, các gia vị như bột ớt, tương ớt Hàn Quốc gochujang (고추장) được du nhập vào bán đảo Triều Tiên và các món banchan được người dân ở bán đảo này biến tấu với nhiều hương vị hơn.

Nói tóm lại, người ta không thể xác định chính xác được rằng người Triều Tiên bắt đầu ăn banchan từ khi nào. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng khẳng định rằng cho đến hiện nay, banchan vẫn giữ một vị trí không thể thay thế được trong bữa cơm Hàn Quốc và đã trở thành một nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

 

IV. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI BANCHAN THEO VÙNG MIỀN

bua com nguoi han hap dan ca huong vi lan hinh thucCác món banchan sẽ đóng vai trò giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng món chính – bát cơm trắng. Do đó, các món banchan sẽ được nấu và chế biến cho phù hợp với khẩu vị đặc trưng của từng vùng ở Hàn Quốc. Không chỉ vậy, tùy theo thế mạnh về nguồn lương thực có sẵn tại chỗ, từng vùng sẽ có những món banchan được chế biến từ nguyên liệu riêng đặc trưng của vùng đó.

Hwanghae-do (Hwanghae-do)

Hwanghae-do là vùng có đặc trưng ẩm thực đậm đà nhưng chế biến đơn giản, không cầu kỳ và khẩu phần ăn “khổng lồ”. Những chiếc mandu hay songpyeon được nặn to và gia vị nêm nếm cũng không quá mặn hay quá nhạt.

Các món banchan đặc trưng của vùng này có thể kể đến: canh kim chi, canh cá đù, canh cá đù cay, canh kim chi bí đỏ hầm, bánh xèo thịt, kim chi đậu hũ, bánh gạo đậu tương, giò heo hầm…

Gyeonggi-do (Gyeonggi-do)

Đặc trưng ẩm thực của vùng Gyeonggi-do là khẩu ăn nhiều và đạm bạc. Đại diện cho khẩu vùng này đó là thành phố Seoul, đa số các món ăn đều không có quá nhiều gia vị. Khu vực này cũng là nơi tiếp giáp với Chungcheong-do và Hwanghae-do, do đó, ẩm thực ở nơi đây cũng có nhiều điểm tương tự và một trong số đó là món mì lạnh đậu nành.

Một số món banchan tiêu biểu của vùng này: gà hầm sâm, canh xương sườn hầm, gomtang, kim chi khoai lang sợi,…

Gangwon-do (Gangwon-do)

Vùng Gangwon-do nhìn chung có văn hoá ẩm thực rất đạm bạc, khác với vùng núi hoặc vùng duyên hải. Các món banchan ở Gangwon-do có thể kể đến như: dồi mực, sundae cá minh thái, thịt bò xào mực, cá minh thái nướng, gỏi mực, rau trộn, bánh xào khoai tây, trứng cá muối, nấm bào ngư xào,…

Chungcheong-do (Chungcheong-do)

Ẩm thực vùng Chungcheong-do nhìn chung rất đơn giản, gia vị nêm nếm cũng không quá cầu kỳ. Đặc biệt các món có nước súp, thay vì thịt heo, bò thì người ở Chungcheong-do thường dùng các nguyên liệu như gà hoặc nghêu, hàu,… hầm cùng một ít gia vị là tương đậu để làm nước dùng. Và khẩu phần ăn ở nơi đây cũng khá là nhiều.

Các loại banchan của vùng này bao gồm: canh hàu lạnh, canh cá bơn, canh cheongpomuk, canh siraegi, cá đù vàng nướng, canh kim chi bí đỏ, canh tương đậu nành lên men, jangtteok, hải sản ngâm tương…

Jeollado (Jeolla-do)

Số loại món ăn banchan ở vùng này chiếm số lượng nhiều nhất trên cả nước. Đồng thời, do tiếp giáp với biển ở hai phía Tây và Nam, nguồn thủy hải sản và mắm các loại cũng vô cùng đa dạng.

Các món ăn banchan đặc trưng cho vùng này bao gồm: duruchigi, cá chép rim, sò huyết trộn, mắm mực, lươn nướng, canh cua tuyết, gỏi cá đuối, canh cá, kim chi jeollado,…

Gyeongsang-do (Gyeongsang-do)

Vùng Gyeongsang-do là vùng có nguồn hải sản vô cùng phong phú và các món ăn được chế biến rất giản dị, không cầu kỳ trong nguyên liệu lẫn cách nấu. Gia vị nêm nếm chủ yếu là vị cay và khá đậm vị.

Các món banchan đặc trưng của vùng này bao gồm: canh cá kèo, canh cá tuyết, cá om cay, cá minh thái nướng, bánh xào hành dongnae, canh ngao hầm, canh rau cần, ngao nướng, bugak ớt…

Jejudo (Đảo Jeju)

Đại diện cho ẩm thực của vùng Jejudo là các món ăn với phần nguyên liệu tối giản, lượng đồ ăn vừa đủ và không có quá nhiều gia vị cầu kỳ. Khẩu vị ở vùng này có phần mặn và chuộng những món ăn giữ nguyên hương vị nguyên bản của thực phẩm.

Các món banchan của vùng này có thể kể đến: canh thịt heo hầm, canh cây dương xỉ, jarimulhoe, canh tảo, momguk, canh cá lát, bánh xèo cá mập, sanjeok cá mập…

 

V. MỘT SỐ LOẠI BANCHAN PHỔ BIẾN Ở HÀN QUỐC

Mỗi loại banchan sẽ có nguồn gốc cũng như mang đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng địa phương. Ở Hàn có hàng trăm hàng nghìn đa dạng các loại banchan khác nhau. Để hiểu hơn về các loại banchan người Hàn thường ăn trong bữa cơm hằng ngày, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số loại banchan phổ biến ở Hàn Quốc nhé!

Đậu rim nước tương (콩자반)

Đậu rim nước tương (콩자반) là món đậu ngâm với nước tương gia vị. Đây là một trong những món banchan mà ai ai già trẻ bé lớn đều yêu thích. Ở Hàn, đậu rim nước tương là một món ăn không vướng phải “yêu-ghét” bất phân như một số món ăn khác. Tuy vậy, đối với những đứa trẻ kén ăn, không thích đậu thì món ăn này là món ăn mà những đứa trẻ ấy không bao giờ yêu thích.

Nấm bào ngư ngâm tương (새송이버섯장조림)

c54ab5c628b9ffb480ffa9df1a7b28ff1Cũng giống như đậu rim nước tương, món ăn này cũng được chế biến theo cách tương tự. Thay vì nguyên liệu chính là đậu, thì món ăn này lấy nguyên liệu chính là nấm bào ngư. Món ăn này là giải pháp hiệu quả để giải quyết số nấm bào ngư dư còn lại sau khi nấu ăn. Với sự dai giòn sần sật cùng với vị ngọt tự nhiên, nấm bào ngư sau khi ngâm tương còn mang hương vị độc đáo và thơm ngon hơn bao giờ hết.

Trứng cút ngâm tương (메추리알장조림)

d0f0ef5e57bf540f1d9ccac237cb19701Đây là một món ăn rất quen thuộc với các bạn trẻ thích ẩm thực Hàn Quốc. Người ta thường thay đổi linh hoạt các nguyên liệu ngâm tương để tạo ra những món banchan đa dạng và bắt mắt hơn. Trứng cút ngâm tương là món ăn không chỉ người lớn mà cả những bạn nhỏ cũng rất yêu thích.

Trứng ngâm tương (계란장조림)

trung ngam tuong han quoc ivivu 1Để thay đổi tránh nhàm chán trong các bữa ăn nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị nguyên bản, người Hàn Quốc cũng sử dụng trứng gà để ngâm tương thay vì trứng cút. Đặc biệt, tùy theo khẩu vị cũng như sở thích cá nhân, trứng gà được sử dụng để ngâm tương có thể sẽ được luộc trứng lòng đào. Phần lòng đỏ trộn với cơm luôn kích thích vị giác của mọi người. Đây cũng là món ăn từng “làm mưa làm gió” tại Việt Nam trong những ngày giãn cách vì dịch bệnh COVID-19.

Đậu hũ hầm (두부조림)

d2617901 6426 4f4d bbfc cefe5a92fe68Cách làm món ăn này rất đơn giản cũng như thời gian thực hiện cũng ngắn nên đậu hũ hầm là món ăn phù hợp với những người bận rộn. Không chỉ thế, đậu hũ hầm là một món banchan “hao cơm” rất kích thích vị giác. Đậu hũ hầm vừa có thể được xem là một món banchan vừa cũng có thể là món chính của bữa ăn.

Chả cá Hàn Quốc xào (어묵볶음)

canh cha ca han quoc 3Chả cá Hàn Quốc xào là một trong số những món banchan vô cùng đơn giản. Đơn giản từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến cách chế biến. Nguyên liệu chính của món ăn là chả cá Hàn Quốc cũng có giá thành vô cùng hợp lý. Bên cạnh đó, hương vị của món ăn là thứ khiến người Hàn Quốc nào cũng yêu thích và chọn là món banchan trữ sẵn trong tủ lạnh.

Kim chi xào (kim chi xào)

thit xao kim chi 4Để tận dụng những mẻ kim chi được muối lâu ngày, người Hàn Quốc thường xào chúng lên và nêm nếm gia vị để làm ra món kim chi xào thơm ngon. Kim chi xào là một món banchan ăn rất bắt cơm và không kén người ăn.

Cá cơm xào (멸치볶음)

?scode=mtistory2&fname=https:%2F%2Fblog.kakaocdn.net%2Fdn%2FdsOjUt%2FbtrRRKrmNd6%2F6LYRzeZd01GmYMDolJJ9M0%2FimgNgười Hàn Quốc cũng sử dụng cá cơm để làm món banchan cho bữa ăn thường ngày. Các bà mẹ ở Hàn Quốc thường xào sẵn cá cơm thành một hộp rồi lấy ra ăn dần hằng ngày. Gia vị nêm nếm món ăn này cũng rất đa dạng, có thể chế biến tùy theo khẩu vị cá nhân. Ngoài các gia vị cơ bản như muối, nước đường và tỏi xay, người Hàn cũng có thể bỏ một ít tương ớt Hàn Quốc để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Món ăn này chính là một trong những món ăn mà không kể già trẻ lớn bé ai ai cũng đều rất yêu thích.

Kim chi lá mè (깻잎김치)Như các bạn đã biết, kim chi có thể được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau như dưa leo, củ cải… Do đó, kim chi lá mè là một loại kim chi được rất nhiều người Hàn dùng làm món banchan ăn hằng ngày. Đây cũng là loại kim chi rất dễ làm và có thời gian chế biến ngắn. Kim chi lá mè có thể ăn được ngay sau khi muối xổi.

TỔNG KẾT

Các món ăn banchan không chỉ đơn giản chỉ là những món ăn kèm cùng cơm trắng để cho bữa ăn thêm ngon mà nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc và đặc trưng cho ẩm thực Hàn Quốc. Văn hóa banchan hình thành và phát triển một cách tự nhiên theo dòng chảy phát triển của đất nước cũng như chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu có cơ hội, các bạn hãy thử đến Hàn Quốc và trải nghiệm thực tế những món ăn banchan này nhé!

Nguồn:Sưu tầm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học Hàn Quốc, DEAJIN sẽ tư vấn mọi thông tin cần thiết về du học Hàn Quốc hoàn toàn MIỄN PHÍ, giúp học sinh và gia đình lựa chọn được trường học và khu vực phù hợp để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất trước khi quyết định sang du học Hàn Quốc.

NG TY TNHH QUỐC TẾ DEAJIN

LIÊN HỆ VỚI DEAJIN NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP!

(Thời gian từ 8h - 22h tất cả các ngày trong tuần)

 🏠 Địa chỉ: Số 34, LK 6B, C17, KĐT Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội

☎️ Hotline: 0983.880.688

📧 Email: vieclamhanquocnhatban@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hiển thị mục lục
.