Thất tịch là gì? Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua câu chuyện tình yêu đẹp và đượm buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và phong tục của ngày này. Qua bài viết này, Deajin sẽ giải nghĩa về ngày Thất tịch cho các bạn nhé.
I. Thất tịch là gì?
Thất tịch (칠석) được xem như là ngày lễ tình yêu theo văn hoá phương Đông. Ngày này còn được gọi là ngày Valentine Đông Á. Thất tịch dựa trên câu chuyện cổ tích Trung Quốc “Ngưu Lang Chức Nữ”. Và ngày 7/7 âm lịch hằng năm là ngày kỷ niệm của Thất Tịch. Đây cũng là ngày đặc biệt khi hai số 7 được lồng ghép vào nhau tạo nên một ngày vô cùng may mắn.
Thất tịch là ngày bày tỏ tình yêu chân thành của các cặp đôi. Đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái độc thân tìm được nửa kia của mình. Cũng như kỷ niệm và tôn vinh tình yêu vững bền qua ngày Thất tịch.
Ngày nay, lễ Thất tịch dường như đã dần vắng bóng và ít được giới trẻ quan tâm hơn. Bởi lẽ, chúng ta quan tâm đến ngày Valentine (14/2) theo văn hóa phương Tây nhiều hơn. Nhưng Thất tịch vẫn là một ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
II. Sự tích và nguồn gốc ngày Thất tịch
Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ
Câu chuyện kể về Ngưu Lang (견우), một anh chàng chăn trâu nhà nghèo, hiền lành, chăm chỉ. Anh vô tình gặp và say mê vẻ đẹp của Chức Nữ (직녀), con gái út của Vương Mẫu nương nương. Nàng là người chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Mối tình tiên – phàm đã kết duyên hai người thành vợ chồng. Cả hai có với nhau 2 người con (1 trai, 1 gái) và sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.
Một ngày nọ, Chức Nữ buộc phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nàng để lại Ngưu Lang và hai con dưới trần gian. Ngưu Lang ngày đêm nhớ thương vợ đã quyết định dẫn hai con thơ đuổi theo Chức Nữ. Đến sông Ngân Hà (ranh giới phân chia hai cõi phàm tục) thì không thể qua được. Nhưng chàng không chịu từ bỏ và đã ở đó đợi Chức Nữ quay trở về.
Từ đó xuất hiện thêm một ngôi sao bên cạnh sông Ngân Hà được mọi người gọi là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu nương nương cảm động trước tấm chân tình của hai người đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) hằng năm trên chiếc cầu Ô Thước do đàn chim ó và quạ đen tạo nên.
Nguồn gốc
Ngày Thất tịch (칠석) bắt nguồn từ truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ kể trên. Đó là một tình yêu đẹp nhưng vẫn không thể tránh khỏi sự chia lìa. Để rồi mỗi năm, họ chỉ được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 âm lịch tại cầu Ô Thước. Vào ngày này thường có những cơn mưa ngâu. Đây được xem như những giọt nước mắt hạnh phúc cũng như là những giọt nước mắt tiễn biệt của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Ở Hàn Quốc, nguồn gốc của ngày Thất tịch được cho là có truyền thuyết từ thời Tam Quốc. Minh chứng là bức họa Ngưu Lang Chức Nữ vô cùng sống động trong lăng mộ thời Goguryeo. Vào thời đại Joseon, nhà vua đã tổ chức một bữa tiệc trong cung nhằm tái hiện ngày Thất tịch cho các nho sinh học tập. Hình ảnh phong tục của ngày Thất tịch được phát triển mạnh mẽ trên toàn đất nước Hàn Quốc qua nhiều tài liệu cổ xưa.
III. Ý nghĩa và phong tục trong ngày Thất tịch ở Hàn Quốc
Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Hàn Quốc
Theo truyền thống Hàn Quốc, vào ngày này, họ sẽ tắm nước mưa ngâu với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Đồng thời, họ cũng thưởng thức những món ăn từ lúa mì như mì sợi, bánh nướng, bánh bí đỏ (호박전), bánh miljeonbyeong (밀전병), bánh sirutteok (시루떡)… như cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn từ lúa mì. Dân gian cho rằng cơn gió lạnh sau ngày Thất tịch sẽ làm hỏng hương vị của lúa mạch.
- Bánh bí đỏ (호박전) được làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm bí đỏ cắt khoanh nhỏ phủ bột mì và nhúng qua trứng được đánh tan rồi chiên lên. Bánh bí đỏ có ý nghĩa tạo nên nguồn năng lượng tốt cho cơ thể vào những ngày hè oi bức.
- Bánh sirutteok (시루떡), loại bánh bột gạo hấp được làm từ bột gạo trộn với đậu đỏ rồi hấp lên. Loại bánh này dễ làm và xuất hiện nhiều trong các ngày lễ tại Hàn Quốc.
Phong tục đặc trưng trong ngày Thất tịch ở Hàn Quốc
Thời xưa, vào ngày Thất tịch, ở Hàn Quốc đã có rất nhiều phong tục được tiến hành theo từng khu vực địa phương như:
- Các trường học theo thời Đông quốc tế thường làm thơ với chủ đề về Ngưu Lang Chức Nữ.
- Phong tục phơi khô toàn bộ quần áo và sách vở dưới ánh mặt trời để ngăn chặn sự ẩm ướt.
- Cũng có nơi vào rạng sáng, phụ nữ dâng dưa hấu, dưa chuột, bí đỏ lên để cầu xin kỹ năng may vá giỏi như Chức Nữ. Nếu buổi tối xuất hiện mạng nhện trên bàn thì coi như ông trời đã chấp thuận điều ước đó.
- Cũng có nơi, họ tiến hành các nghi lễ cúng tổ tiên, thiên nhiên, thần Phật, ngôi sao… Và thưởng thức các món ăn từ lúa mì như mì sợi cùng với rượu cho đến tận đêm khuya.
IV. Thất tịch ở một số nước Phương Đông
Ngày Thất tịch ở Việt Nam
Ngày Thất tịch đã tồn tại khá lâu trong văn hóa của người Việt Nam với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Hay còn tên gọi khác là Ông Ngâu Bà Ngâu để giải thích về cơn mưa ngâu trong tháng 7 âm lịch.
Trong ngày này, mọi người thường kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải sự chia cắt như Ngưu Lang Chức Nữ. Họ thường đến chùa để cầu những điều tốt đẹp và thuận lợi trên con đường tình duyên. Ngoài ra, giới trẻ còn truyền nhau ăn chè đậu đỏ với ý nghĩa bền vững cho tình yêu đôi lứa và may mắn tìm được nửa kia của mình.
Dân gian còn có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu. Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”. Hơn nữa, người ta còn tin rằng, những người yêu nhau cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm 7/7 sẽ mãi hạnh phúc bên nhau.
Ngày Thất tịch ở Trung Quốc
Thất tịch là một lễ hội quan trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày Thất tịch hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Lễ Trùng thất, Khất xảo tiết, Thất thư đản, Xảo tịch.
Đây là ngày hội truyền thống với những hoạt động sôi nổi như:
- Tạo hình dưa hấu
- Thêu thùa, may vá
- Làm bánh
- Ném kim
- Trưng bày các vật dụng tự tay làm
Nhằm để chứng minh sự tài giỏi, khéo léo của các cô gái. Và qua đó tìm thấy được một tình yêu đẹp.
Ngoài ra, bánh Xảo quả là một món bánh vô cùng đặc biệt trong ngày này. Bánh được làm từ bột mì, đường, mật ong để cầu chúc cho Ngưu Lang Chức Nữ đoàn tụ hạnh phúc. Cũng như mong muốn tình yêu bền chặt cho những cặp đôi.
Bánh Xảo quả (巧果)
Ngày Thất tịch ở Nhật Bản
Lễ Thất tịch ở Nhật Bản hay còn được gọi là Lễ Tanabata – kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Hikoboshi (Ngưu Lang) và Orihime (Chức Nữ). Ngày lễ này lại được tổ chức vào ngày 7/7 dương lịch để hợp với hiện đại hoá đất nước.
Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc rồi treo lên cành trúc để cầu mong những điều tốt đẹp. Họ cũng ăn món mì lạnh somen để mong sức khỏe bình an. Các bạn trẻ sẽ đến nhà thờ cầu nguyện cho bản thân may mắn về tình duyên. Còn các cặp đôi sẽ cầu nguyện cho họ được hạnh phúc trọn đời.
Như vậy, chúng ta đã một phần nào hiểu về ngày Thất tịch là gì rồi. Hi vọng các bạn sẽ sớm tìm được một “nửa kia” của mình cũng như duy trì bền vững tình yêu ngọt ngào.
Nguồn:Sưu tập
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN |
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học Hàn Quốc, DEAJIN sẽ tư vấn mọi thông tin cần thiết về du học Hàn Quốc hoàn toàn MIỄN PHÍ, giúp học sinh và gia đình lựa chọn được trường học và khu vực phù hợp để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất trước khi quyết định sang du học Hàn Quốc.
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ DEAJIN
- VP Hà Nội: 34 LK6B, C17, KĐT Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội
- Điện thoại: 0983.880.688 – 0865.616.236 ( Zalo )
- Email : marketing@deajin.edu.vn
- Website : https://deajin.edu.vn/
- Fanpage:
- https://www.facebook.com/deajin.vn/
- Tiktok :
- https://www.tiktok.com/@duhochanquoc_deajin
LIÊN HỆ VỚI DEAJIN NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP!
(Thời gian từ 8h - 22h tất cả các ngày trong tuần)
🏠 Địa chỉ: Số 34, LK 6B, C17, KĐT Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội
☎️ Hotline: 0983.880.688
📧 Email: vieclamhanquocnhatban@gmail.com